THUẾ HOÃN LẠI TRONG KẾ TOÁN
Trước đây Vision đã đề cập bản chất của thuế hoãn lại là công cụ để kéo lại sự cân bằng giữa cách tính thuế theo kế toán và cách tính thuế theo thuế. Đơn giản các bạn chỉ cần hiểu trên Báo cáo tài chính đặc biệt là kết quả kinh doanh mọi chỉ tiêu sẽ được trình bày theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Tuy nhiên chỉ tiêu thuế và phải nộp nhà nước lại có cách tính thuế theo thuế và trình bày số liệu theo Kế toán. Khi kế toán tính ra 10 đồng thuế phải nộp nhà nước theo cách tính của thuế nhưng cách tính của kế toán ra 12 đồng, sẽ ghi nhận thêm 2 đồng trên BCTC là hoãn lại đảm bảo sự cân bằng này.
Lưu ý chỉ khi xuất hiện sự chênh lệch tạm thời giữa Kế toán và thuế mới xuất hiện công cụ này. Một tình huống tương đối chi tiết và khó theo dõi đó là chuyển lỗ. Việc chuyển lỗ là quy định và các tính của thuế, Kế toán chúng ta không hề cho phép chuyển lỗ khi tính thuế TNDN. Tức là kế toán chỉ lấy lợi nhuận trước thuế nhân thuế xuất. Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể để bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Năm 2024 chúng ta có 1 tỷ đồng được chuyển lỗ theo cách tính của thuế. Tuy nhiên về kế toán chúng ta biết đến sự tồn tại của khoản lỗ này. Do được chuyển lỗ trong năm 2024 nên phần thuế thuế sẽ giảm đi 200 triệu phải nộp trong năm 2024. Chi tiết:
– Cách tính thuế theo Kế toán: xxx triệu đồng
– Cách tính thuế theo Thuế: xxx – 200 triệu đồng
– Có công cụ hoãn lại Nợ 8212/Có 347: 200 triệu đồng
Nếu để ý kỹ sẽ thấy khi tính toán theo thuế thì phần thuế TNDN sẽ giảm đi 1 lượng 200tr nhưng khi trình bày lên KQKD sẽ phải trình bày giá trị xxx, do vậy phải trình bày thêm 1 phần chi phí nữa để đảm bảo sự cần bằng này.
Tiếp đến, Phần thuế hoãn lại phải trả sẽ được sử dụng ntn
-
Nếu năm 2025 được chuyển lỗ 100% phần 1 tỷ đồng này thì chúng ta hoàn nhập: Nợ 347/Có 8212: 200tr đồng
-
Nếu trong năm được chuyển lỗ 40% phần 1 tỷ đồng này thì chúng ta hoàn nhập: Nợ 347/Có 8212: 80tr đồng
-
Nếu trong năm không được chuyển lỗ phần 1 tỷ đồng này (tức là năm 2025 bị lỗ) thì không có bút toán
-
Tóm lại phần thuế hoãn lại được hoàn nhập tương ứng với giá trị lỗ được chuyển trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát sinh số lỗ được chuyển. Do đó chúng ta phải lập bảng excel theo dõi chi tiết số lỗ đã chuyển, số lỗ còn được chuyển.
Vấn đề phức tạp ở đây không chỉ xuất hiện với phần chuyển lỗ năm 2024, mà ở đoạn nếu năm 2025 lỗ tiếp thì phải theo dõi số lỗ này chi tiết như năm 2024, rất chi tiết. Do vậy khi xuất hiệu mức trọng yếu thì các bạn mới sử dụng công cụ hoãn lại đối với chuyển lỗ, còn khó quá thì bỏ qua.