KẾ TOÁN SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỀ HẠCH TOÁN, KÊ KHAI VÀ XU ́T HÓA ĐƠN KHI MUA BÁNH TRUNG THU Đ ̀U VÀO LÀ HÓA ĐƠN TRỰC TIẾP

Mùa Tết Trung Thu đã đến, những ngày cuối năm cận kề, việc tặng quà sẽ phổ biến hơn, đây sẽ là hướng dẫn chung cho mọi lần tặng quà bạn nhé. Hãy lưu về tường để xem lại hằng năm.

  1. Về hạch toán Kế toán

– Khi nhập mua đầu vào: 

 Nợ 156: 1.100

   Có 331, 111: 1.100

– Xuất xuất hàng biếu tặng: Khi này bạn lựa chọn giá mua là giá trước thuế hay sau thuế, về bản chất khi hàng hóa xuất ra đã bao gồm thuế, nên giá 1.100 là giá sau thuế. Tuy nhiên nếu bạn là dân chơi hệ thận trọng thì coi 1.100 là giá trước thuế. Trong tình huống này tôi chơi hệ dân thường.

+ Nợ Chi phí: 1.100

+ Có 156: 1.100

+ Nợ Chi phí: 100

+ Có 33311: 100

( Lưu ý phần thuế 3331 này không được trừ khi tính thuế )

  1. Về kê khai thuế

Công văn 4943/TCT-CS năm 2014 do Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT như sau:

“Về việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT:

Các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.”

Theo đó, các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ đầu vào thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ. 

  1. Về xuất hóa đơn

Về vấn đề xuất hóa đơn không phụ thuộc vào đầu vào của bạn có hóa đơn hay không. Có thể bạn được cho thì việc bạn biếu tặng thì vẫn là việc của đầu ra biếu tặng. Về mặt thuế suất vấn đề xuất hóa đơn GTGT cho mặt hàng đó có tính thuế hay ko tính thuế là phụ thuộc vào mặt hàng đó chịu thuế hay không chịu thuế (Theo Điều 4.Điều 5 và Điều 10 của TT219/2013) chứ không có phụ thuộc vào hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn GTGT.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *