HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ QUỸ LƯƠNG DỰ PHÒNG LƯƠNG

VÀI ĐIỂM LƯU Ý VỀ QUỸ DỰ PHÒNG TIỀN LƯƠNG

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động. Nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi. Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định. Nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Nhưng thực tế Quỹ dự phòng tiền lương đang được sử dụng như thế nào, cùng Vision tìm hiểu nhé

Thứ nhất, quỹ dự phòng tiền lương chỉ xuất hiện trong quan điểm của Thuế. Đối với Kế toán, Kiểm toán nếu chi phí phát sinh thì ghi nhận và không có quỹ dự phòng tiền lương. 

Trong Thông tư 200 nêu rõ về khoản trích dự phòng phải trả như sau “- Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra không đề cập đến vấn đề dự phòng tiền lương, như nhiều cho rằng đây là khoản trích trước chi phí đúng kỳ theo 335 cũng không hẳn bở lẽ 335 chỉ ghi nhận những khoản chi phí phát sinh trong năm đó nhưng tại thời điểm trích trước chưa có đủ hồ sơ và chứng từ theo quy định.

Thứ hai, chính vì của Thuế nên sẽ không xuất hiện bút toán hạch toán. Cũng nhiều nơi và kiểm toán đang hướng dẫn bút toán Nợ Chi phí/Có 334 phần quỹ này. Có nơi đang sử dụng bút toán Nợ Chi phí/Có 352 để ghi nhận thêm phần chi phí này.

Thứ ba, một câu trong quy định rất gây nhầm lẫn đó là “Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.” Cũng thật khó hiểu cho câu hướng dẫn này. Nếu đã không có bút toán thì làm sao nói về lãi lỗ, thành thử lại phải suy luận theo hướng khác tại ý thứ tư bên dưới.

Thứ tư, có thể hiểu dạng như kiểu một cái quỹ vô hình nếu trích lập để kéo dài thời gian chi tiền lương tại mốc 31/3. Ví dụ tại 31/3 số tiền lương chưa chi là 1 tỷ, nếu không sử dụng quỹ dự phòng tiền lương thì Kế toán sẽ bị loại 1 tỷ theo quy định “Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi”.

Trường hợp nếu Công ty sử dụng quỹ dự phòng tiền lương thì như sau:

– Quỹ dự phòng lớn hơn hoặc bằng 1 tỷ thì tại ngày 31/3 tạm thời chưa loại (do chưa chi tại 31/3). 1 tỷ này chờ chi đến 30/6

+ Nếu 30/6 chi hết 1 tỷ nợ lương thì ok

+ Nếu 30/6 chi 600tr thì phần 400tr sẽ bị loại nhưng loại ở năm nào?

– Quỹ dự phòng nhỏ hơn 1 tỷ ví dụ như 800 tr thì tại ngày 31/3 loại 200tr, còn 800tr cho chờ chi đến 30/6

– + Nếu 30/6 chi hết 800tr nợ lương thì ok

– + Nếu 30/6 chi 600tr thì phần 200tr sẽ bị loại nhưng loại ở năm nào?

Và đoạn này phần mà mình “trích” dự phòng chỉ được tối đã phần lãi của doanh nghiệp, nghĩa là trong ví dụ trên Công ty phải ít nhất lãi 1 tỷ. 

Thứ năm, bạn hiểu về ví dụ sau như thế nào nếu không cho trích thêm vào chi phí: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định. Mời bạn để lại quan điểm bên dưới.

Thứ sáu, hồ sơ trích lập dự phòng tiền lương quy định ra sao khi mặt thực tế Kế toán không có quỹ này. Thực tế quỹ dự phòng tiền lương được sử dụng với mục đích khi tính thuế và thực chất là kéo dài số dư lương chưa chi tại ngày 31/12.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *