SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG CỤ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ

Sự khác biệt về công cụ trích lập dự phòng tổn thất tài sản giữa kế toán và thuế mà các bạn kế toán nên nắm rõ để có thể sử dụng chính xác.

 

Như đã biết, dự phòng tổn thất tài sản là việc chúng ta ghi nhận giá trị tổn thất của tài sản vào trong chi phí và kết chuyển vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm của kế toán và thuế có sự khác biệt như sau:

 

Đối với quan điểm của kế toán bất kỳ khi nào bạn lập và trình bày báo cáo tài chính thì đều phải đánh giá lại giá trị của những khoản mục cần phải xem xét tổn thất như chứng khoán kinh doanh, phải thu khó đòi, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Không quan trọng đó là thời điểm kết thúc năm tài chính hay rữa năm hay kết thúc quý. Bởi vì khi lập và trình bày báo cáo tài chính thì giá trị tài sản nêu trên phải được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại.

 

Thứ hai, đối với quan điểm của thuế thì việc trích lập dự phòng chỉ được sử dụng khi chúng ta lập báo cáo tài chính năm. Có nghĩa là trường hợp các bạn lập báo cáo tài chính quý, bán niên hoặc một thời điểm nào đó theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp thì chúng ta vẫn thích lập theo kế toán nhưng chúng ta sẽ không được chấp nhận chi phí đó ghi nhận vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nhập.

 

Kế toán lưu ý đây là sự khác biệt tạm thời giữa kế toán và thuế, hoàn toàn có thể xuất hiện thuế hoãn lại để chúng ta xử lý công cụ trên đời này. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không nói về vấn đề này và tôi đang nói về thời điểm chúng ta ghi nhận, sự chênh lệch này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về thuế khi tạm tính và tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *