NHỮNG ĐIỀU KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý VỀ RÀ SOÁT CÁC ĐẦU MỤC TÀI KHOẢN TRƯỚC KHI LÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  1. Rà soát tổng thể Cân đối phát sinh

– Đề phân hệ thập phân 2 chữ số xem có TK lẻ thập phân thì quay lại sửa bút toán hạch toán, việc lẻ thập phân này sẽ dẫn đến TS và NV lệch 1 đồng sau này

– Xem xét tổng PS nợ và tổng PS có; tổng Dư nợ và tổng Dư có phải bằng nhau

– Đối chiếu số dư ở CĐPS và số dư trên SCT, SC của từng TK

  1. Các TK tiền và tương đương tiền

– Đối chiếu số dư TM và biên bản kiểm kê quỹ cuối năm, số dư trên sổ theo dõi của sổ quỹ

– Đối chiếu số dư của TK tiền gửi ngân hàng với số dư của sao kê, sổ phụ hoặc biên bản đối chiếu xác nhận số dư của ngân hàng

– Nếu sử dụng ngoại tệ phải đối chiếu số dư trên sổ nguyên tệ và số dư trên sao kê, không đối chiếu phần quy đổi

– Nếu có số dư ngoại tệ phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm 

– Kiểm tra phân loại các khoản tương đương tiền đã chính xác chưa, lưu ý chỉ trình bài theo số dư tại hợp đồng gốc, không trình bày theo kỳ hạn còn lại.

  1. Các khoản đầu tư

– Đối với hợp đồng tiền gửi kiểm tra đối chiếu với thư xác nhận ngân hàng tại mục 2

– Nếu không xác nhận được có thể xem xét đối chiếu với tiền về trong tương lai khi hợp đồng đã tất toán

– Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn gửi thư xác nhận số lượng và tỷ lệ năm giữa, lưu ý không đối chiếu được giá trị khoản đầu tư (theo bạn vì sao hãy để lại quan điểm của mình nhé)

– Xem xét phân loại các khoản đầu tư đã phù hợp với các tiêu chí của 221,222 và 228 chưa

– Nếu không đối chiếu được thư xác nhận xem xét kiểm tra hình thành số dư từ hợp đồng chuyển nhượng và chứng từ góp vốn

– Xem xét trích lập dự phòng các khoản đầu tư theo quy định

– Đối chiếu số lượng CCDC, TSCĐ với biên bản kiểm kê, cũng như về HTK

  1. Các khoản công nợ phải thu, phải trả

– Đối chiếu số dư các khoản công nợ trên CĐPS và bảng tổng hợp theo đối tượng của toàn bộ các khoản công nợ

– Lưu ý việc bù trừ công nợ dư có và dư nợ khi không cho phép, nhiều phần mềm khi xuất ra sổ bị bù trừ số dư nợ và có dẫn đến Kế toán làm sai lệch trên BCTC

– Về phần công nợ dù bạn là chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng hay kế toán phần hành đều phải trả lời được 3 câu hỏi sau: Công nợ của ai, Công nợ mỗi người bao nhiêu và công nợ từ bao giờ

– Gửi thư xác nhận đối chiếu và dùng mọi cách có thể đối chiếu độc lập với các bên liên quan, nếu có chênh lệch làm rõ và điều chỉnh

– Nếu không xác nhận được bằng đối chiếu kiểm tra thanh toán sau của khoản công nợ này

– Hai gạch đầu dòng trên không dùng được sử dụng cách kiểm tra hình thành số dư các khoản công nợ này.

– Xem xét việc trích lập dự phòng đối với các khoản công nợ quá hạn thanh toán

– Đối với khoản công nợ phải trả lâu ngày vẫn chưa trả hoặc không xác định được nguyên nhân không trả xem xét ghi nhận thu nhập và điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần công nợ không phải trả này

– Lưu ý với một số khoản công nợ đặc thù không cần nhất thiết phải xác nhận công nợ như tạm ứng, thuế, bảo hiểm… thay vào đó chúng ta sử dụng các giảm pháp khác như in bảng kê cho CBCNV ký, đối chiếu với thông báo C12 của bảo hiểm, truy vấn nghĩa vụ với thuế, đối chiếu với tờ khai nhé

  1. Các khoản vốn chủ sở hữu

– Kiểm tra sổ cổ đông để xác nhận tỷ lệ góp vốn của từng cổ đông

– Gửi thư hoặc lập bảng kê để xác nhận tỷ lệ của từng cổ đông tại thời điểm lập BCTC ( việc này nếu trong năm không có sự thay đổi hoặc bạn xđ không có sự biến động thì không cần)

– Đối với phần lợi nhuận sau thuế đối chiếu với nghị quyết họp ĐHĐCĐ xem xét đã ghi nhận theo Nghị Quyết chưa, trích lập các quỹ,chia cổ tức…

– Xem xét cân nhắc sang năm sau hoặc đầu năm thực hiện bút toán kết chuyển lợi nhuận đầu năm

– Phân biệt về chuyển lỗ khi tính thuế 

  1. Các khoản về Hàng tồn kho

– Xem xét đối chiếu số lượng HTK trên phân hệ Kế toán và Kho

– Đối chiếu số dư trên CĐPS và số dư về giá trị trên nhập xuất tồn

– Làm rõ chênh lệch nếu có giữa 2 phân hệ này nếu có chênh lệch

– Đối chiếu số lượng của kho và số liệu kiểm kê HTK

– Xem xét ghi nhận trích lập dự phòng HTK ( nếu có )

– Xem xét hồ sơ của việc ghi nhận những khoản chi phí tổn thất khách quan, thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên và hết hạn sử dụng…

  1. Các khoản về chi phí trả trước và TSCĐ

– Đầu tiên phải phân biệt 2 tài khoản 242 và 211. 242 và ông 211 đều là đưa vào chi phí, một ông thì phân bổ tối đa 3 năm, TK 211 thì khấu hao dài hơn 10 năm. Hơn nữa khi ông 242 phân bổ xong thì biến mất luôn trên CĐKT còn ông 211 thì vẫn còn đề khi nào thanh lý thì thôi. Tuy nhiên các bạn lưu ý phần này không phải là xóa luôn khỏi sổ sách nhé

– Đối chiếu số dư trên CĐPS và phân hệ bảng phân bổ, khấu hao theo các cột số dư đầu năm, cuối năm, phát sinh tăng, giảm…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *