MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ NGOẠI TỆ KHI LẬP BCTC CUỐI NĂM

1. Chỉ được đánh giá Chênh lệch tỷ giá cuối năm đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

2. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được hiểu trong tương lai bản sẽ thu được, thực trả bằng tiền, mang tiền đi trả, thực tế thu tiền về

3.Nguyên tắc xác định tỷ giá khi đánh giá Chênh lệch tỷ giá cuối năm:

a. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.

b. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC

c. Trường hợp Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

4. Phải hạch toán vào 413 sau đó bù trừ nợ có rồi chuyển qua 515 và 635, không được hạch toán luôn vào 515 và 635.

5. Chênh lệch tỷ giá được hướng dẫn tại điều 69 tại Thông tư số 04/VBHN-BTC

Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *