HẠCH TOÁN MUA XE ÔTÔ ĐƯỢC TẶNG VOUCHER KẾ TOÁN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

HẠCH TOÁN MUA XE ÔTÔ ĐƯỢC TẶNG VOUCHER KẾ TOÁN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi hay hạch toán ghi nhận NG của TSCĐ là xe Ôtô khi được hưởng voucher giảm giá. Khoản voucher này sẽ được giảm nếu như bên mua đặt cọc tiền mua xe. Số liệu cụ thể như sau
1. Đặt cọc số tiền 100tr
2. Hóa đơn xuất 1.000tr; thuế GTGT 100tr
3. Voucher được giảm 200tr; thuế GTGT 20tr
4. Giá còn phải thanh toán 800tr; thuế GTGT 80tr
Kế toán sẽ hạch toán nghiệp vụ này như thế nào và căn cứ cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình là gì?
Trả lời:

1. Quan điểm đưa vào 711
Trong quy định của TK 711 có nêu “Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán”. Do vậy không ghi nhận phần voucher vào đây.

2. Quan điểm đưa vào 515 – Chiết khấu thanh toán được hưởng
Định nghĩa chiết khấu thanh toán có nêu Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn theo hợp đồng. Khoản chiết khấu này không liên quan đến hàng hóa hay bất cứ thỏa thuận nào mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán. Khoản voucher này liên quan đến đặt cọc để thực hiện hợp đồng mà không phải thanh toán trước hạn hợp đồng do vậy đưa vào 515 chưa phù hợp.

3. Quan điểm giảm giá trị TSCĐ được ghi nhận.
Trong quy định về TK 211 có nêu Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)… thực tế số tiền Công ty thanh toán cũng là giá trị sau khi đã sử dụng voucher, do vậy trong tình huống này ghi nhận giảm giá trị TSCĐ là phù hợp, chỉ ghi nhận theo giá trị thực tế và chỉ được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần có chứng từ thanh toán.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *