Bạn có nhầm lẫn trường hợp này không, cùng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có quy định:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động) và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
….
Từ quy định trên thì đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh (hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn điện tử.
Đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải xuất hóa đơn điện tử theo quy định trên.
Ví dụ:
- Nếu Công ty bạn bán nước và xuất nước cho Công ty uống > Tiêu dùng nội bộ
- Nếu Công ty bạn bán nước và xuất nước để pha nước uống, cafe để bán > luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất
- Sản xuất cơm ca xuất cơm cho NLĐ ăn > tiêu dùng nội bộ
- Sản xuất cơm ca xuất cơm để nấu món ăn khác > luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất