VÍ DỤ HAY VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

KẾ TOÁN LƯU LẠI VÍ DỤ RẤT HAY VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Trước khi vào tìm hiểu vấn đề chúng ta cùng ôn tập lại chút kiến thức về hạch toán ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái. Văn bản quy định Thông tư 200 và các thông tư sửa đổi bổ sung nêu rõ cụ thể Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ.

  1. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

– Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

– Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

  1. Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

  2. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, Các tài khoản phản ánh tài sản.

  3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  4. a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Rồi xong, vấn đề đặt ra trong tình huống này như sau: Nếu khi xuất tiền VNĐ mua Ngoại tệ để thanh toán ngay cho nhà cung cấp có xuất hiện chênh lệch tỷ giá không. Nào chúng ta cùng lấy số liệu thực tế để làm rõ vấn đề này. Trường hợp Công ty mua một lô HTK trị giá 1 triệu USD nhưng không cú USD trong tài khoản và đi mua USD trực tiếp từ ngân hàng thì ghi nhận trong tình huống này như sau

  1. Khi mua USD từ ngân hàng, Kế toán hạch toán

Nợ 1122/Có 1121: 1 triệu USD nhân với tỷ giá giao dịch thực tế (trong tình huống này là tỷ giá mua) và không có chênh lệch tỷ giá, mua bao nhiêu ghi nhận bao nhiêu.

  1. Khi ghi nhận tài sản HTK, Kế toán hạch toán

Nợ HTK: 1 triệu USD nhân với tỷ giá giao dịch thực tế (trong tình huống này là tỷ giá mua)

Có TK 1122: Tỷ giá ghi sổ Kế toán (trong tình huống này là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

Có 515/635: Không xuất hiện

Bởi vì tỷ giá giao dịch thực tế = tỷ giá ghi sổ kế toán = tỷ giá mua = tỷ giá bình quân gia quyền di động = tiền việt nam chia cho số usd.

Một lần nữa tôi nhắc lại Kế toán phải hiểu rõ như thế nào là tỷ giá bình quân gia quyền di động mới niểu được đoạn này không sẽ tẩu hỏa nhập ma ngay. Có thể nói một cách tổng thế, CLTG xuất hiện khi chúng ta thanh toán các khoản công nợ và khi xuất tiền để ghi nhận tài sản (xuất tiền phải có tiền trong tài khoản) khi nào tỷ giá xuất tiền khác với tỷ giá ghi nhận chi phí, tài sản.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *