KHI TIẾP NHẬN LẠI HỒ SƠ MÀ CHỈ CÓ BCTC NĂM 2022, KHÔNG CÓ SỐ LIỆU CHI TIẾT THÌ LẬP BCTC 2023 NHƯ THẾ NÀO?
Tình huống này thường gặp phải khi:
- Sổ sách thất lạc, dữ liệu không lưu trữ;
- Kế toán cũ không hợp tác trong việc bàn giao sổ sách…
Trong tình huống này Kế toán sẽ giải quyết vấn đề như thế nào
- Nếu Công ty có kiểm toán xin số liệu của đoàn kiểm toán năm trước, có thể là số liệu trước điều chỉnh nhưng cũng có thể giải quyết được phần nào
- Nếu Công ty không có kiểm toán còn chứng từ gốc nhưng không có dữ liệu mềm, có thể tổng hợp từ chứng từ gốc kết hợp với BCTC năm 2021.
- Nếu Chứng từ gốc không còn xem xét trên dữ liệu thuedientu để tải BCTC xuống, có trong tay BCTC năm 2022 để làm những công việc sau
– Mở Thuyết minh BCTC xem số dư chi tiết của từng khoản mục (bản chất của Thuyết minh BCTC là giải thích chi tiết các chỉ tiêu trên BCTC trước đó, nên ta sẽ tận dụng số dư trên Thuyết minh hết sức có thể)
– Đối với TK 111: Kiểm kê tại 31/12 trừ ngược phát sinh trong năm 2023 > Số dư 01/01
– Đối với TK 112: Chốt theo sao kê 31/12, sổ phụ ngân hàng trừ ngược phát sinh trong năm 2023 > Số dư 01/01
– Đối với TK 121: Chốt theo sao kê chứng khoán 31/12 trừ ngược phát sinh trong năm 2023 > Số dư 01/01
– Đối với TK 229: Đánh giá Giá trị tổn thất tại 31/12 để trích lập dự phòng giảm giá các khoản chứng khoán kinh doanh
– Đối với các khoản phải thu: Gửi thư xác nhận cho khách hàng 31/12 xin luôn xác nhận 01/01.
Đây có lẽ là mục khó nhất vì không biết danh sách chi tiết của từng khách hàng thì không thể gửi thư xác nhận.
Đây là tình huống khó, kế toán hãy gọi điện cho các khách hàng có phát sinh trong năm để xác nhận số dư đã, phần còn lại tính tiếp đưa vào 1388
+ TK 131 đã xử lý được phần nào
+ TK 1283 xem có cho ai vay không, xác nhận với chủ doanh nghiệp
+ TK 141 lấy xác nhận toàn bộ nhân viên Công ty
+ TK 244 xem lại các hợp đồng đặt cọc phát sinh để xác nhận số dư