CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP SAU KHI THÀNH LẬP

Có 4 loại thuế chính ở Việt Nam mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập.

  1. Lệ phí (thuế) môn bài

Từ ngày 01/01/2017, cách gọi “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn bài”, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm. 

  • Đối tượng nộp lệ phí môn bài: các thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
  • Đối tượng miễn lệ phí môn bài: được bổ sung, thay đổi theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP;
  • Mức thuế và thời hạn nộp lệ phí môn bài: Tùy vào thời gian đăng ký doanh nghiệp và mức doanh thu mà bậc thuế môn bài sẽ khác nhau, từ 300.000 đồng/năm – 3.000.000 đồng/năm.
  1. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra.

Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp thì doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Khi đó:

  • Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.

Ví dụ

Công ty Kế toán Vision mua bàn có giá là 7.700.000 đồng, trong đó VAT = 700.000 đồng. 

Sau đó, công ty Kế toán Vision bán bàn cho công ty Xây dựng An Phúc với giá bán là 9.900.000 đồng, trong đó VAT = 900.000 đồng. Như vậy:

– Thuế GTGT đầu ra = 900.000 đồng;

– Thuế GTGT đầu vào = 700.000 đồng.

Như vậy, số thuế GTGT phải nộp = 900.000 – 700.000 = 200.000 đồng.

  • Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Đối với phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.

Cách 1: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Chẳng hạn: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Ví dụ:

Công ty Kế toán Vision bán bàn ghế cho công ty Vi vu Lý Sơn với giá là 9.000.000 đồng.

– Số thuế GTGT phải nộp = 9.000.000 x 1% = 90.000 đồng;

– Trong đó: 1% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Cách 2: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Khi đó, thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm. 

Ví dụ: 

Công ty Kế toán Vision mua 1 chiếc nhẫn vàng.

– Giá mua vào là 4.000.000 đồng;

– Giá bán ra là 5.000.000 đồng. 

Như vậy, giá trị tăng thêm sẽ là 5.000.000 – 4.000.000 = 1.000.000 đồng. 

Vậy thuế GTGT phải nộp của công ty Kế toán Vision = 1.000.000 x 10% = 100.000 đồng.

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. 

  • Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.
  • Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Ví dụ: 

Công ty Kế toán Vision có tổng doanh thu bán hàng năm 2019 là 100.000.000 đồng. Trong đó:

– Giá vốn hàng hóa là 70.000.000 đồng;

– Chi phí bán hàng là 5.000.000 đồng; 

– Chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.000.000 đồng. 

Khi đó lợi nhuận = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 100.000.000 – 70.000.000 – 5.000.000 – 3.000.000 = 22.000.000 đồng. 

Như vậy, công ty Kế toán Vision lãi 22.000.000 đồng. 

Vậy thuế TNDN phải nộp của công ty Kế toán Vision = 22.000.000 x 20% = 4.400.000 đồng. 

Lưu ý: Việc xác định chi phí sao cho hợp lý, hợp lệ còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề riêng của mỗi doanh nghiệp. 

  1. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. 

Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. 

  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;

– Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.

  • Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

– Giảm trừ gia cảnh: 

  • Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
  • Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Ví dụ:

Một nhân viên có:

– Lương cơ bản: 15.000.000 đồng;

– Tiền phụ cấp ăn trưa: 730.000 đồng;

– Tiền thưởng: 3.500.000 đồng;

– Các khoản bảo hiểm phải nộp: 15.000.000 x 10.5% = 1.575.000 đồng;

– Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng;

– Đăng ký 1 người phụ thuộc: 4.400.000 đồng.

Như vậy:

– Thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên = 15.000.000 + 3.500.000 – 730.000 = 17.770.000 đồng;

– Thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên = 17.770.000 – 11.000.000 – 4.400.000 – 1.575.000 = 795.000 đồng;

– Thuế TNCN phải nộp = 795.000 x 5% = 39.750 đồng.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *