CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THUẾ VÀ LĨNH VỰC HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ

CÙNG VISION ĐIỂM LẠI CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THUẾ VÀ LĨNH VỰC HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế (quy định tại Điều 6 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14) gồm:

  • Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế;
  • Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế;
  • Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế;
  • Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp;
  • Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ: (quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Đối với cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cá nhân tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan, các hành vi bị cấm gồm:

– Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn được quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ như: Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn; Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; Hóa đơn, chứng từ khống; hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả…

– Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

– Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Pháp luật cũng nghiêm cấm những hành vi: Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật; Bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

Cũng theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các hành vi:

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp là hành vi trốn thuế.
  • Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định cụ thể tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
  • Trong đó, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (quy định tại Điều 28 Nghị định này).
  • Xử phạt hành vi trốn thuế cũng được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP .
  • Ngoài ra, hành vi trốn thuế còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, đã được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *